Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Khám phá bí mật của chiếc thùng cổ đặt trong “Hang ma”

Chúng tôi tìm về bản Hợp Thành, xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên nơi có cỗ hậu sự cổ độc đáo ở bên trong “hang ma”.
Lời đồn đoán khiến người dân sợ hãi
Khi chúng tôi muốn đến khám phá cỗ áo quan cổ ở trong “hang ma”, người dân bản Hợp Thành tỏ vẻ ái ngại không dám đưa lên. Bởi trong kí ức của họ luôn bị ám ảnh trong hang đó có ma, lên đấy nhỡ đâu lại chuốc họa vào thân.
Anh Hoàng Văn Văn chỉ cho chúng tôi biết chiếc cỗ áo cổ trong "hang ma".

Bà Việt – người sống ngay dưới chân núi cho biết: Người dân phát hiện săng cổ ở trong “hang ma” từ lâu, nhưng sợ ma lắm không dám lên đâu, lên hang nó lại kéo xuống không về được. Chẳng ai dám đi vào, đến nỗi người đi rừng cũng chẳng dám chạm vào cây, người săn thú cũng không dám bén bảng đến.
Đêm đến hiếm người dân vẫn nghe thấy tiếng hú vang vọng ở bên trong. Có lần, người dân đi ra ngoài vẫn còn nhìn thấy bóng lảng vảng ở trên đó. Ngày trước, lúc đó tôi còn bé xíu, rừng ở đây rậm rạp cây cối um tùm, có những cây cổ thụ thân to bằng hai người ôm mới hết. Người dân vẫn trồng ngô, trồng bí ở trên đó.
Đang làm cỏ ngô cùng với bà Việt, chị Huyền cho biết: Theo lời phao của người dân, ở trong hang có kho báu nên người ta đã cho cô gái trẻ ngậm sâm rồi chết dần chết mòn để yểm bùa giữ của. Khi lấy được người đó ra ngoài mới có thể lấy được kho báu ra ngoài.
Còn anh Hoàng Văn Nam lại cho rằng, khi người dân lên đấy săn, bắn trúng con khỉ nhưng nó chạy vào trong hang, mọi người sạo sục trong hang để bắt. Nhưng đang tìm đột thấy thùng, mọi người tá hỏa bỏ chạy. Từ đó người dân mới biết ở trong hang có chiếc hòm cổ. Và ở trong hang có nhiều đá màu vàng lóng lánh.
Tìm đến “hang ma” có quan tài cổ
Để tìm hiểu ngôi mộ cổ ra sao? Chúng tôi đã được anh Hoàng Văn Nam – người đi rừng lâu năm, thông thuộc địa hình và biết chỗ “hang ma” có ngôi mộ cổ ở đâu. Anh Nam cho biết: “Hang ma” nằm ở độ cao gần 600m so với thung lũng dưới chân núi. Để lên đến được “hang ma” người hay đi rừng mất chừng khoảng một giờ đồng hồ. Đường lên hang hết sức hiểm trở, nhiều chỗ dốc gần như dựng đứng.
Đường đến "hang ma" khôn xiết hiểm trở.

Chúng tôi men theo con đường mòn, trời mới mưa xong nên đường đi khá trơn trượt không cẩn thận có thể ngã xuống vực thẳm. Đường lên “hang ma” rậm rạp, có rất nhiều muỗi, và có những tảng đá nhô ngay trên đầu. Băng qua bãi trồng măng bát độ, chúng tôi bắt đầu đi vào con đường mòn hiểm trở, một bên là núi đá, một bên là vực thẳm, không cẩn thận chỉ cần xểnh chân có thể…
Đến đây, anh Nam vừa đi vừa vung dao phát đường cho dễ đi. Sau hơn một tiếng đồng hồ leo núi trên người ai cũng ướt đầm mồ hôi, chúng tôi đành phải ngồi trên phiến đá ở ngoài cửa hang để lấy sức tiếp chuyện đi vào bên trong.
Theo quan sát, cửa hang hình vòm nhỏ quay về hướng đông nam. Từ cửa hang đi sâu vào bên trong khoảng chừng 10m, ở bên trong hang đột nhiên tụt sâu xuống như chiếc giếng đào với độ sâu khoảng 20m. Đá ở trong hang nhuộm màu bạc trắng.
Vuốt nhẹ mồ hôi trên chán, anh Hoàng Văn Nam cho biết: “Để xuống được dưới “hang ma” có chiếc thùng cổ, phải trèo xuống dưới khoảng tám mét dốc đá gần như thẳng đứng. Tay bám chắc vào hốc đá nhỏ mới xuống được. Ở bên dưới hang tối đen như mực, ai yếu bóng dáng thì không dám xuống bởi xuống dưới đấy có cảm giác lành lạnh”.
May mắn, anh Nam đã chuẩn bị trước hai chiếc đèn bấm để xuống dưới hang. Với kinh nghiệm của người đi rừng lâu năm, anh trèo xuống trước soi đèn bấm và hướng dẫn kĩ càng chỗ bám vào từng hốc đá. Chỉ cần sơ ý có thể mất mạng như không. Vừa xuống dưới hang, cảm giác trong người tôi cảm thấy lành lạnh, hơi run run. Bóng tối vây quanh làm cho hang càng trở nên ảm đạm. Để đi đến chỗ chiếc săng cổ chúng tôi dùng tới hai chiếc đèn pin để đi vào trong.
Anh Hoàng Văn Nam cho biết: “Hang động rộng chừng 20m, đi sâu vào bên trong ở trên vách đá có ba chữ Hán cổ. Tiếp đến, đi gần cuối hang chiếc quan tài cổ làm bằng thân cây gỗ, nắp trên đã bị bật, được nằm chót vót trên hốc đá cao đến ngực. Chiếc cỗ áo cổ có đường kính thân cây chừng 50cm, dài khoảng 2 – 2,5m”.
Còn tiếp…

Bài 2: Chiếc săng cổ trong “hang ma”: Chưa tìm ra được lời giải đáp